ChatGPT là gì? 25+ điều có thể bạn chưa biết về ChatGPT

ChatGPT là gì

“ChatGPT là gì” Thật ra bạn đến đây không phải là vì để tìm hiểu về ChatGPT là gì đúng không 🙂tại hơn 2 năm trôi qua từ 2022 rồi, bạn cũng đã sử dụng và biết rất rõ về ChatGPT là gì.

Nhưng trong bài viết này, mình sẽ tập trung giải thích cơ bản lại về ChatGPT, OpenAI, công nghệ đằng sau ChatGPT cũng như một góc nhìn mới về cách viết prompt, cách bạn có thể ứng dụng ChatGPT vào trong công việc của mình.

Tìm hiểu về AI ChatGPT

ChatGPT là gì?

ChatGPT (viết tắt của Chat Generative Pre-training Transformer – Bộ biến đổi tạo sinh tiền huấn luyện cho trò chuyện) là một chatbot  do công ty OpenAI phát triển. Công cụ này ra mắt công chúng lần đầu vào 30 tháng 11 năm 2022 và được xây dựng dựa trên mô hình ngôn ngữ GPT-3.5 của họ.

OpenAI là gì?

OpenAI là một tổ chức nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo có trụ sở tại San Francisco, Mỹ thành lập 11 tháng 12 năm 2015. OpenAI không chỉ phát triển ChatGPT mà còn tạo ra các sản phẩm khác như:

  1. DALL-E: là một mô hình AI có khả năng tạo ra hình ảnh từ mô tả văn bản.
  2. Whisper: là một hệ thống nhận dạng giọng nói tự động, chuyển đổi giọng nói thành văn bản.
  3. Codex: là một mô hình AI hỗ trợ lập trình viên bằng cách tạo ra mã nguồn từ mô tả ngôn ngữ tự nhiên. Hiện tại, bạn không thể gọi riêng thằng này được, nhưng bạn có thể sử dụng bằng Github Copilot á (móc ví thêm 19$ 🙁)
  4. OpenAI Five: là một hệ thống AI chơi trò chơi Dota 2 ở mức độ chuyên nghiệp. Nhưng mình tìm thì không thể truy cập được 🙂 chắc bị dẹp rồi.
  5. CLIP: là một mô hình AI hiểu và liên kết giữa hình ảnh và văn bản.
  6. Sora: là một hệ thống AI rất xịn, có khả năng biến mô tả văn bản thành video. Hiện tại chỉ là phiên bản demo thôi, chưa tung ra, khoản cuối năm nay mới tung.
OPENAI la gi jpg

GPT là gì?

GPT (Generative Pre-trained Transformer) là một mô hình ngôn ngữ phức tạp được phát triển bởi OpenAI. Nó được huấn luyện trên một lượng lớn dữ liệu văn bản từ internet để học các mẫu, ngữ pháp và ngữ cảnh trong ngôn ngữ con người. ChatGPT là một ứng dụng của mô hình GPT này, cho phép tạo ra các cuộc trò chuyện tự nhiên và trả lời các câu hỏi về nhiều chủ đề khác nhau.

  • GPT-1: Phiên bản đầu tiên của mô hình GPT, tập trung vào việc hiểu và tạo ra văn bản tự nhiên dựa trên dữ liệu huấn luyện từ internet.
  • GPT-2: Cải tiến so với GPT-1 với khả năng tạo ra văn bản dài hơn và mạch lạc hơn, có thể viết các đoạn văn bản phức tạp và duy trì ngữ cảnh tốt hơn.
  • GPT-3: Mô hình lớn hơn nhiều so với GPT-2, với 175 tỷ tham số, có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ ngôn ngữ khác nhau như dịch thuật, tóm tắt văn bản, và trả lời câu hỏi.
  • GPT-3.5 Tubo: Mô hình xịn hơn mô hình GPT-3 và có ngữ cảnh lên tới 16k token, tức là nó có thể nhớ nhiều hơn những nội dung trước đó.
  • GPT-4: Phiên bản mới với nhiều cải tiến vượt trội, bao gồm khả năng xử lý văn bản và hình ảnh, tăng cường độ chính xác và khả năng hiểu ngữ cảnh, và có thể xử lý lượng lớn dữ liệu hơn (lên đến 32.768 token – GPT-4 32k).
  • GPT-4o: Trong đó “o” là viết tắt của “omni” – đa kênh. Mô hình này trả lời nhanh hơn, có khả năng tương tác tự nhiên hơn, giỏi trong việc hiểu hình ảnh và âm thanh, có thể trả lời lại bằng âm thanh và rẻ hơn. Tóm lại là rất xịn.

Chỉ có chưa tới 10 năm phát triển, hiện tại thì bạn thấy khả năng của GPT rồi đó. Đồng nghĩa với việc GPT-5, 6,7,8 còn khủng cỡ nào nữa 🙂 Dĩ nhiên là chúng ta chỉ có thể ngồi xuống, ăn miếng bánh, uống miếng nước rồi xem thôi.

ChatGPT hoạt động như thế nào?

Trong thực tế họ đào tạo thì sẽ phức tạp hơn rất nhiều, thậm chí chỉ đọc qua các báo cáo thôi cũng mệt xỉu 🙂 nên mình sẽ viết lại sao cho dễ hiểu nhất có thể he. Cũng may là có ChatGPT nó phụ 1 tay nên cũng đỡ hahaha.

Huấn luyện mô hình ngôn ngữ

Cốt lõi của ChatGPT là một mô hình ngôn ngữ phức tạp GPT. GPT như một bộ não khổng lồ đã được cung cấp một lượng lớn dữ liệu văn bản, cho phép nó học các mẫu, ngữ pháp và ngữ cảnh trong ngôn ngữ con người và mô hình GPT này thì dựa trên Transformer, một mô hình do Google phát triển năm 2017.

Quá trình huấn luyện bao gồm việc cho mô hình tiếp xúc với một lượng lớn dữ liệu văn bản đa dạng từ internet, bao gồm sách, bài báo và trang web. Và từ đó, ChatGPT học cách hiểu và tạo ra văn bản giống như con người, giống như cách một đứa trẻ học nói bằng cách lắng nghe và bắt chước người lớn.

Học tăng cường với phản hồi từ con người

Sau khi học và ChatGPT có nền tảng vững chắc, họ lại tiếp tục tinh chỉnh thêm thông qua một quá trình gọi là Học tăng cường với phản hồi từ con người (Reinforcement Learning with Human Feedback – RLHF). Điều này bao gồm các huấn luyện viên con người tương tác với chatbot và cung cấp phản hồi về các phản hồi của nó.

Ví dụ, nếu một người dùng hỏi, “Wibu là người tốt đúng không??” và ChatGPT trả lời không phù hợp thì, huấn luyện viên con người sẽ đánh dấu phản hồi này là không đạt yêu cầu. Mô hình sẽ học từ phản hồi này và điều chỉnh các phản hồi trong tương lai để cung cấp các gợi ý lành mạnh hơn.

Quá trình lặp đi lặp lại của phản hồi từ con người giúp ChatGPT hiểu rõ hơn ý định của người dùng, cung cấp các câu trả lời phù hợp và hữu ích hơn, và thậm chí điều chỉnh phong cách ngôn ngữ của nó để trở nên hấp dẫn và đồng cảm hơn.

Không chỉ đội ngũ ở OpenAI làm mà chính bạn cũng đang làm khi sử dụng ChatGPT á, bạn vừa cung cấp cho nó kiến thức mới thông qua các yêu cầu của bạn nhập vào, tài liệu bạn tải lên; bạn cũng like hoặc dislike các câu trả lời để nó trả lời tốt hơn á.

Khả năng chính của ChatGPT

Xử lý ngôn ngữ tự nhiên

Không phải nói gì thêm, tính năng ấn tượng nhất của ChatGPT là khả năng hiểu và tạo ra văn bản giống như con người. Khi bạn tương tác với ChatGPT, có cảm giác như bạn đang trò chuyện với một người thật thay vì một cái máy.

ChatGPT có thể nắm bắt ngữ cảnh và sắc thái trong tin nhắn của bạn, từ đó, nó sẽ có các phản hồi phù hợp và mạch lạc. Ví dụ, nếu bạn đề cập đến một cuốn sách cụ thể trong một tin nhắn và sau đó yêu cầu gợi ý dựa trên cuốn sách đó, ChatGPT sẽ hiểu mối liên hệ và đưa ra các gợi ý phù hợp.

Có thể thực hiện cả tá nhiệm vụ khác

Dù bạn cần giúp đỡ trong việc viết lách, lập trình hay giải quyết vấn đề khó khăn trong tình cảm ChatGPT đều có thể hỗ trợ bạn theo một cách nào đó.

  • Trả lời câu hỏi: nó có thể trả lời các câu hỏi từ đơn giản đến phức tạp dựa trên kiến thức đã được huấn luyện.
  • Tạo văn bản: ChatGPT có khả năng tạo ra các đoạn văn bản, bài viết, câu chuyện, và thậm chí là thơ.
  • Giải thích khái niệm phức tạp bằng ngôn ngữ đơn giản và dễ hiểu.
  • Hỗ trợ học tập: ChatGPT có thể giúp học sinh và sinh viên giải quyết các bài tập, viết thuật toán, và tra cứu công thức.
  • Tương tác hội thoại: quá chán bạn cũng có thể giao vai trò sau đó trò chuyện với nó luôn.
  • Tạo danh sách: ChatGPT có thể tạo danh sách các bước thực hiện một nhiệm vụ hoặc các mục cần thiết cho một dự án.
  • Viết code: ChatGPT có thể viết và giải thích mã lập trình trong nhiều ngôn ngữ khác nhau và mình thấy xịn nhất là Python á.
  • Tạo nội dung sáng tạo: ChatGPT có thể tạo ra các nội dung sáng tạo như kịch bản, bài hát, và các ý tưởng mới.
  • Hỗ trợ ngôn ngữ: ChatGPT có khả năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên, giúp dịch thuật và cải thiện văn bản nhờ khả năng có thể chỉ định được bối cảnh.
  • Tư vấn và gợi ý: ChatGPT có thể đưa ra lời khuyên và gợi ý trong nhiều lĩnh vực khác nhau như sức khỏe, giáo dục, và công nghệ, nhưng không đáng tin lắm 😀

Hạn chế

Thật sự thì khả năng của ChatGPT rất ấn tượng. Tuy nhiên, nó cũng có khá nhiều hạn chế từ nhỏ đến khá to như:

  • Vì ChatGPT học từ dữ liệu mà nó được huấn luyện, nó có thể vô tình tiếp thu và tái tạo các thiên vị có trong dữ liệu đó.
  • Hiện tại ChatGPT miễn phí chỉ giới hạn thông tin thu thập khoản 6 tháng trước. Nhưng nó cũng tuỳ thuộc từng ngôn ngữ nữa. Vì thế nhiều nội dung nó sẽ không đúng với thực tế.
  • Thực tế mà nói, nó không có khả năng thực sự hiểu ý nghĩa đằng sau các từ hoặc nắm bắt các khái niệm phức tạp trong thế giới thực như con người, con người với nhau cũng vậy thôi, thử hỏi bạn gái bạn tối nay ăn gì xem 🙂

Ngoài ra, ChatGPT có đạo đức khá cao 🙂nên là những câu hỏi của mình ngoài lề, những cách để bẻ khóa đạo đức của ChatGPT cũng bị sửa liên tục. Mình có nên để đây là một hạn chế không ta 🙂

Nếu bạn thích như mình, bạn có thể chơi với Dophin 2.5 của Mistral AI, bạn tha hồ nói chuyện theo kiểu tùy thích của bạn, mô hình của Mistral AI cũng rất xịn nên cách nó trả lời cũng rất thú vị.

Ví dụ về những gì bạn có thể yêu cầu ChatGPT

Bạn cũng đã quá quen với việc sử dụng ChatGPT rồi, nhưng mình vẫn sẽ liệt kê thêm một số ví dụ về những gì bạn có thể yêu cầu ChatGPT làm để biết đâu có cái nào bạn chưa thử và thử sử dụng được thì sao:

  • Tạo ra các gợi ý viết sáng tạo và ý tưởng câu chuyện: Nếu bạn cảm thấy bế tắc trong việc viết lách, ChatGPT có thể giúp bằng cách cung cấp các ý tưởng câu chuyện và gợi ý viết độc đáo. Ví dụ, bạn có thể yêu cầu, “Tạo ra một ý tưởng câu chuyện về một người phát hiện ra họ có siêu năng lực.” Nhưng hạn chế của nó là khả năng viết tiếng Việt trong bối cảnh viết truyện tệ lắm, tin mình đi, nó như qq dị không có cảm xúc gì hết.
  • Trả lời các câu hỏi phức tạp và cung cấp giải thích: ChatGPT có thể giúp bạn hiểu các khái niệm khó bằng cách cung cấp các giải thích rõ ràng và ngắn gọn. Bạn có thể hỏi những câu như, “Giải thích thuyết tương đối, thuyết tương đối hẹp và tương đối rộng một cách đơn giản” hoặc “Những điểm khác biệt chính giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội là gì?” Bạn có thể kèm thêm là “cho đứa trẻ 5 tuổi” chẳng hạn 🙂câu trả lời sẽ thú dị hơn.
  • Cung cấp lời khuyên và gợi ý: Dù bạn cần giúp đỡ trong việc đưa ra quyết định hay muốn có gợi ý cho một tình huống cụ thể, ChatGPT có thể cung cấp hướng dẫn. Bạn có thể hỏi, “Hãy liệt kê chi tiết các việc cần làm khi bắt đầu dự án [ném tên dự án và mô tả vào đây] như thế nào và tạo bảng để theo dõi dễ hơn hay không?” hoặc “Bạn có thể gợi ý một danh sách anime thân thiện với người mới bắt đầu không?”
  • Hỗ trợ nghiên cứu và thu thập thông tin: Bạn có thể yêu cầu nó cung cấp tóm tắt về một sự kiện lịch sử cụ thể, giải thích một khái niệm khoa học, hoặc thậm chí tạo ra một danh sách các tài nguyên để đọc thêm. Tuy nhiên, các nội dung về sử cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt sai rất nhiều, nên cân nhắc khi tham khảo bạn nha.

Ngoài ra, bạn có thể làm nhiều trò hơn trong prompt của mình khi chat với ChatGPT á, mình có liệt kê thêm ở bài prompt là gì, bạn tham khảo thêm he, ví dụ bạn muốn tạo một waifu chẳng hạn, có prompt hướng dẫn, bạn chỉ cần copy là được :3

Cách truy cập và sử dụng ChatGPT

Đăng nhập và thiết lập tài khoản

Để bắt đầu sử dụng ChatGPT, bạn chỉ cần vào https://chatgpt.com/ và sử dụng thôi.

Nếu bạn muốn lưu lại các nội dung đã chat, bạn sẽ cần tạo một tài khoản trên nền tảng OpenAI như sau:

  1. Truy cập trang web ChatGPT https://chatgpt.com/ và nhấp vào nút “Sign Up/ Đăng Ký”.
  2. Nhập địa chỉ email của bạn và tạo một mật khẩu mạnh.
  3. Xác minh địa chỉ email của bạn bằng cách nhấp vào liên kết được gửi đến hộp thư đến của bạn.
  4. Sau khi đăng nhập, khi chat thì toàn bộ nội dung sẽ lưu lại thành các khung khác nhau.

Giao diện ChatGPT thân thiện với người dùng và trực quan. Bạn có thể nhập câu hỏi hoặc lời nhắc của mình vào trường nhập liệu và nhấn “Enter” hoặc nhấp vào “Send” để nhận phản hồi từ AI.

Thực hành tốt nhất khi tương tác với ChatGPT

Bạn không thể “tương tác” qua lại với ChatGPT như decao nhưng bạn có thể đọc mấy mẹo sau để ChatGPT trả lời bạn tốt hơn, đúng yêu cầu hơn:

  • Cụ thể và rõ ràng trong lời nhắc của bạn: Lời nhắc (prompt) của bạn càng chi tiết và cụ thể, phản hồi của ChatGPT sẽ càng chính xác và phù hợp. Thay vì hỏi, “Cuốn sách nào hay để đọc?” hãy thử, “Bạn có thể giới thiệu một tiểu thuyết khoa học viễn tưởng với nhân vật nữ chính mạnh mẽ không?”
  • Cung cấp ngữ cảnh khi cần thiết: Nếu bạn đang hỏi về một chủ đề hoặc tình huống cụ thể, hãy cung cấp cho ChatGPT một số thông tin nền để giúp nó hiểu rõ hơn câu hỏi của bạn. Ví dụ, nếu bạn đang yêu cầu lời khuyên về một vấn đề liên quan đến công việc, hãy mô tả ngắn gọn tình huống và vai trò của bạn. Một lần nữa thì trong bài viết Prompt nâng cao của mình có á.
  • Tinh chỉnh và lặp lại phản hồi của ChatGPT: Nếu phản hồi ban đầu của ChatGPT không hoàn toàn đáp ứng nhu cầu của bạn, đừng ngần ngại yêu cầu làm rõ hoặc cung cấp thêm thông tin. Bạn có thể hướng dẫn cuộc trò chuyện bằng cách đặt câu hỏi tiếp theo hoặc yêu cầu thêm chi tiết về các điểm cụ thể.

Thực hành nâng cao: Tùy chỉnh ChatGPT

Trước đây, việc tùy chỉnh ChatGPT nó không miễn phí, nhưng giờ nó miễn phí rồi thì tội gì không chỉnh để ChatGPT phục vụ bạn tốt hơn đúng không?

Nếu bạn chỉ cần những thứ đơn giản, bạn chỉ cần và sử dụng ngay lập tức, bạn chỉ cần vào https://chatgpt.com/gpts xong tìm rồi chọn một mô hình người ta đã điều chỉnh sẵn và sử dụng thôi.

image 6

Còn nếu bạn cần tuỳ chỉnh cao hơn, thì tiếp tục đọc hướng dẫn chi tiết của mình dưới đây nhe:

Bước 1 kích hoạt chế độ tùy chỉnh: sau khi đăng nhập click vào Avatar của bạn, chọn Tùy chỉnh ChatGPT, giao diện của họ trong tương lai có thể thay đổi, bạn có thể vào hướng dẫn chính thức của họ để xem nếu giao diện thay đổi ha.

image 5

Bước 2: Trong mục Bạn muốn ChatGPT biết gì về bạn để mang lại phản hồi tốt hơn? bạn có thể nhập các thông tin cơ bản về bạn, các nội dung liên quan đến công việc hoặc đời sống hoặc chủ đề bạn thường xuyên trò chuyện với nó.

Bước 3: Phần quan trọng nhất là ở Bạn muốn ChatGPT phản hồi thế nào?, tại ô này, chúng ta sẽ có khá nhiều thứ để làm bao gồm:

  • Xác định mục đích và vai trò: chỉ định vai trò hoặc chuyên môn của cho nó để phù hợp ngữ cảnh và hạn chế trả lời lung tung sang các cách hiểu khác.
    • Ví dụ: “Nhập vai một chuyên gia quản lý dự án chuyên nghiệp có chuyên môn cao” hoặc “Nhập vai Philip Kotler, bạn sẽ giúp tôi xây dựng các chiến dịch marketing phù hợp với khách hàng”.
  • Viết hướng dẫn của bạn rõ ràng, trực tiếp và ngắn gọn.
    • Ví dụ: “Trả lời ngắn gọn dạng danh sách, luôn trả lời bằng cách sử dụng dấu đầu dòng.”
  • Chỉ định độ dài phản hồi mong muốn và cung cấp ví dụ về các phản hồi và định dạng ưa thích.
    • Ví dụ: “Chia nhỏ nhiệm vụ phức tạp thành nhiều bước đơn giản, và sử dụng dấu định dạng Markdown để chia tổ chức câu trả lời:” “Viết 10 tiêu đề hấp dẫn cho bài blog này [từ khoá chính của bạn] trong 10 từ hoặc ít hơn.”

Cơ bản là với 2 ý trên, bạn có thể tối ưu câu trả lời của ChatGPT rất nhiều so với chỉ hỏi đáp thông thường.

Định dạng của Tùy chỉnh ChatGPT có thể như sau:

Bạn muốn ChatGPT biết gì về bạn để mang lại phản hồi tốt hơn?

Hiện tại, tôi đang sống và làm việc tại VIệt Nam. Làm trong một agency marketing với vị trí quản lý dự án. Mục tiêu của tôi là tổ chức công việc, giao việc phù hợp cho từng cá nhân trong nhóm và giao sản phẩm tốt nhất cho khách hàng, tạo ra các chiến dịch marketing thành công mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp của họ.

Bạn muốn ChatGPT phản hồi thế nào?

**Vai trò của bạn:** Nhập vai một chuyên gia quản lý dự án chuyên nghiệp có chuyên môn cao.
**Nhiệm vụ:** Chia nhỏ nhiệm vụ phức tạp thành nhiều bước đơn giản, có giải thích đơn giản, dễ hiểu cho từng nhiệm vụ.
**Hình thức:** Sử dụng định dạng markdown và dạng bảng trả lời, sắp xếp thứ tự công việc phù hợp, in đậm những việc quan trọng.

image 1

Ai có thể sử dụng ChatGPT?

Ai cũng có thể sử dụng ChatGPT ngoại trừ những người không thể tiếp cận internet, bị tường lửa khổng lồ ngăn chặn (có thể dùng VPN),… nói chung là ai cũng có thể dùng được á.

  • Doanh nhân: tận dụng sức mạnh của ChatGPT để động não ý tưởng kinh doanh, tạo ra nội dung tiếp thị và thậm chí phát triển mô tả sản phẩm. Khả năng tạo ra văn bản sáng tạo và thuyết phục của AI có thể là một tài sản quý giá cho các công ty khởi nghiệp và doanh nghiệp nhỏ.
  • Thầy cô giáo: có thể sử dụng ChatGPT để soạn thảo bài giảng, tạo câu hỏi kiểm tra, và cung cấp trợ giúp bài tập về nhà cho học sinh. AI có khả năng giải thích các khái niệm phức tạp một cách dễ hiểu và cá nhân hóa hỗ trợ học tập cho từng học sinh.
  • Nhà nghiên cứu: Sử dụng ChatGPT để tổng hợp tài liệu nghiên cứu, viết báo cáo và phân tích dữ liệu. AI có khả năng tìm kiếm và tóm tắt thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, giúp tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả công việc.
  • Marketer: Tận dụng ChatGPT để tạo nội dung cho các chiến dịch truyền thông xã hội, viết bài blog, và soạn thảo email tiếp thị. Khả năng tạo ra nội dung hấp dẫn và thuyết phục của AI giúp tối ưu hóa chiến lược tiếp thị.
  • Nhân viên hỗ trợ khách hàng: Sử dụng ChatGPT để cung cấp câu trả lời nhanh chóng và chính xác cho các câu hỏi thường gặp, giải quyết vấn đề và hướng dẫn khách hàng. AI có thể hoạt động 24/7, giúp cải thiện trải nghiệm khách hàng.
  • Học sinh, sinh viên: Sử dụng ChatGPT để viết luận, giải quyết bài tập toán và nghiên cứu các chủ đề khác nhau. AI có thể cung cấp gợi ý và giải thích rõ ràng, hỗ trợ trong quá trình học tập.
  • Coder: Sử dụng ChatGPT để viết mã, tìm lỗi và tối ưu hóa code. AI có thể cung cấp các đoạn mã mẫu và giải thích các thuật toán, giúp lập trình viên làm việc hiệu quả hơn.
  • Wibu: tinh chỉnh để biến ChatGPT trở thành waifu của riêng mình như Megumin (Konosuba), Asuna (SAO), Yor Forger (Spy x Family), và trò chuyện như thật.

Dĩ nhiên, còn rất nhiều người, nhiều cách để sử dụng ChatGPT cho mục đích của mình.

Gợi ý thêm:
Nếu bạn muốn quản lý lượng lớn dữ liệu như Word, PDF,.. để làm nghiên cứu và trích dẫn, bạn nên sử dụng Google NotebookLM nó sẽ trích dẫn, quét nội dung tốt hơn ChatGPT rất nhiều.

Nếu bạn là Wibu, bạn lười viết prompt thì bạn có thể sử dụng Character.ai để chat với các nhân vật đã tối ưu sẵn, thú vị lắm, tin tui đi 🙂(nở một nụ cười gian xảo).

Ngoài ra, mình sẽ viết thêm bài viết về các công cụ nào, tối ưu cho mục đích nào sau, chứ nội dung này là phải một bài dài nữa mới giải thích được và hướng dẫn chi tiết cho bạn được.

Các lựa chọn thay thế cho ChatGPT

Mặc dù ChatGPT là một trong những chatbot AI tiên tiến và phổ biến nhất hiện có, vẫn có các tùy chọn khác để xem xét.

  1. Microsoft Copilot: là một trợ lý AI của Microsoft dựa trên GPT-4, nó có khả năng truy cập vào internet, quét nội dung nhanh hơn, mới hơn. Rất xịn đối với những người thích hóng hớt như mình, nhưng nó sẽ thiên về tìm kiếm hơn là trả lời như ChatGPT thông thường.
  2. Google Gemini: là một chatbot AI của Google, nổi bật với khả năng tìm kiếm và cung cấp thông tin chính xác khá cao. Trả lời cùng lúc 3 phương án khác nhau cho bạn chọn.
  3. Claude AI: là một chatbot AI do Anthropic phát triển, nổi bật với khả năng phản hồi tự nhiên và hỗ trợ tải lên tệp tin lớn. Khoản này nó mạnh hơn ChatGPT về xử lý hình ảnh.
  4. Mistral: là một mô hình AI từ Pháp với khả năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên và tạo ra văn bản chất lượng cao. Ổn định, miễn phí, nhưng hiểu tiếng Việt khá kém.
  5. Meta AI: là một chatbot AI của Meta (Facebook), tập trung vào việc cung cấp trải nghiệm trò chuyện tự nhiên và tương tác xã hội. Hiện tại thì chưa mở cửa cho khu vực Việt Nam, nhưng bạn có thể sử dụng VPN du lịch sang Mỹ để dùng thử (khá tệ so với ChatGPT).
  6. Poe AI: là một chatbot AI có tích hợp rất nhiều mô hình khác vào cùng 1 giao diện để bạn thoải mái lựa chọn. Buồn cái là phải trả phí để sử dụng các mô hình xịn và nó cũng trả lời khá chậm.
  7. Perplexity AI: là một chatbot AI kết hợp nhiều mô hình ngôn ngữ tiên tiến và có khả năng truy cập internet như GPT-4, Claude 3, và Mistral để cung cấp câu trả lời ngắn gọn và chính xác.
  8. You.com: khá giống với Perplexity, nhưng họ không có mô hình riêng, họ chỉ cho bạn sử dụng nhiều loại mô hình khác nhau như Poe.

Ngoài ra còn rất rất nhiều ứng dụng khác bạn có thể thử, nhưng chúng có mục đích riêng hoặc bất ổn (như Grok) nên mình không đưa vào.

Tương lai của ChatGPT và các mô hình AI khác

Dĩ nhiên, các mô hình ngôn ngữ AI như ChatGPT, Gemini sẽ tiếp tục phát triển, và chúng ta có thể mong đợi thấy những thay đổi đáng kể hơn nữa. Một số tác động tiềm năng bao gồm:

  • Trải nghiệm khách hàng được nâng cao: Với khả năng hiểu và phản hồi ngôn ngữ tự nhiên, AI hội thoại có thể cung cấp các tương tác khách hàng cá nhân hóa và hiệu quả hơn, cải thiện sự hài lòng tổng thể của khách hàng.
  • Tăng năng suất: Bằng cách tự động hóa các nhiệm vụ lặp đi lặp lại và hỗ trợ tạo nội dung, các mô hình ngôn ngữ AI có thể giúp các chuyên gia trong nhiều ngành làm việc hiệu quả hơn và tập trung vào các hoạt động có giá trị cao hơn.
  • Cơ hội mới cho sự đổi mới: Khi ChatGPT và các công nghệ tương tự trở nên tinh vi hơn, chúng có thể cho phép phát triển các ứng dụng và dịch vụ mới mà trước đây không thể tưởng tượng được, thúc đẩy sự đổi mới trong các lĩnh vực.

Túm lại

ChatGPT là một mô hình ngôn ngữ AI mạnh mẽ cung cấp một loạt các khả năng và ứng dụng, từ tạo nội dung cho đến quản lý công việc lẫn marketing (tuỳ vào trí tưởng tượng và kỹ năng prompt của bạn). Túm lại, sau khi hiểu cách ChatGPT hoạt động và các ứng dụng tiềm năng của nó, bạn và các doanh nghiệp và cá nhân có thể tận dụng công nghệ này để cải thiện hiệu quả, tạo ra nội dung chất lượng cao và cung cấp trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng và người dùng.

Mình sẽ có nhiều bài viết nữa để hướng dẫn cách sử dụng ChatGPT sao cho sang xịn mịn trong tương lai. Nhưng hôm nay mình viết tới gần 2 giờ sáng rồi 🙁hơi đuối và chắc mình sẽ kết thúc ở đây.

Nếu bạn có cách sử dụng ChatGPT hay hơn và muốn hướng dẫn thêm cho các bạn khác, bạn bình luận ở dưới ha, mình sẽ ngâm cứu liền và đưa nó vào bài viết, ghi công bạn vào nữa :3 chân thành cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ siêu dài của mình nhé.

Câu hỏi thường gặp về ChatGPT (FAQs)

Có thể sử dụng GPT-4o trong ChatGPT miễn phí bao nhiêu lần?

Theo các thử nghiệm của riêng mình, bạn sẽ có thể sử dụng GPT-4o khoản đâu đó 10k token mỗi 3 giờ (khoản từ 8 – 16 câu). Đủ để bạn viết 1 bài blog hoặc tầm tầm đó 🙂Nếu bạn hỏi vu vơ thì khó lòng hết lắm.

Có nên mua ChatGPT Plus hay không?

Như mình trả lời đó, nó sẽ tùy thuộc vào bạn. Trường hợp bạn chỉ hỏi vu vơ, có dự án ngắn hạn, chỉ cần tạo nhiều tài khoản là sử dụng thoải mái 🙂 tạo 5 tài khoản làm sao xài hết 50k token được (khoản 30 – 40 ngàn từ tuỳ ngôn ngữ – là gần 70 trang a4 chỉ toàn chữ).

ChatGPT có miễn phí để sử dụng không?

ChatGPT có sẵn dưới dạng bản xem trước nghiên cứu miễn phí. Tuy nhiên, OpenAI hiện vận hành dịch vụ này theo mô hình freemium. Người dùng ở tầng miễn phí có thể truy cập GPT-4o và GPT-3.5, trong khi các gói đăng ký “Plus”, “Team” và “Enterprise” cung cấp các tính năng bổ sung như tạo hình ảnh DALL-E 3 và tăng giới hạn sử dụng GPT-4o, giá chỉ từ 20$… tầm 500k VND.

ChatGPT có ăn cắp thông tin người dùng hay không?

Về cơ bản, hầu hết các dữ liệu bạn nhập vào ChatGPT đều sẽ bị sử dụng để huấn luyện các mô hình của OpenAI 🙂Vì thế, tốt nhất là bạn không nên để những thông tin cá nhân, bí mật kinh doanh,… vào để ChatGPT phân tích và trả lời lại cho bạn.
Các tập đoàn siêu to cấm nhân viên sử dụng ChatGPT như: Samsung, Apple, Bank of America, Calix, Citigroup, JPMorgan Chase,… Vì vậy, bạn có thể nên cân nhắc về việc đưa các thông tin quá cá nhân cho họ.

Thông tin do ChatGPT cung cấp có chính xác và đáng tin cậy không?

Thông tin do ChatGPT cung cấp không thể luôn chính xác 100% hoặc đáng tin cậy 99%  vì nó dựa trên dữ liệu huấn luyện từ internet, có thể chứa các thiên vị và thông tin sai lệch. Người dùng nên sử dụng ChatGPT và kiểm tra chéo thông tin với các nguồn đáng tin cậy khác. ChatGPT được tối ưu hóa cho đối thoại bằng cách sử dụng Học tăng cường với phản hồi từ con người (RLHF), nhưng vẫn có những hạn chế về độ chính xác.

Các doanh nghiệp và cá nhân có thể tận dụng ChatGPT cho nhu cầu của họ như thế nào?

Các doanh nghiệp và cá nhân có thể tận dụng ChatGPT để cải thiện hiệu quả công việc, tạo ra nội dung chất lượng cao và cung cấp trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng. Ví dụ, ChatGPT có thể được sử dụng để tạo dàn ý bài viết, tạo mô tả meta, và hỗ trợ nghiên cứu từ khóa cho SEO. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét các hạn chế của ChatGPT và sử dụng nó một cách có trách nhiệm, kết hợp với chuyên môn của con người để đảm bảo độ chính xác và tính toàn vẹn của thông tin.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top